Cách Tính Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Khẩu phần ăn của bà bầu sẽ ảnh hưởng đến mức tăng cân khi có thai và từ đó ảnh hưởng đến cân nặng của bé sơ  sinh. Mức tăng cân của mẹ phụ thuộc vào giai đoạn thai kỳ và tình trạng dinh dưỡng trước khi mang thai. Để đánh giá tình trạng dinh dưỡng người ta sử dụng Chỉ số khối cơ thể BMI: 

20231003_40fE8jy4.png
tinh_dinh_duong_khi_mang_thai

Với mẹ bầu có tình trạng dinh dưỡng bình thường (BMI từ 18.5 đến 24.9) thì mức tăng cân của bà bầu nên đạt 10 - 12kg, trong đó 3 tháng đầu tăng 1 kg; 3 tháng giữa tăng 4 – 5 kg; 3 tháng cuối tăng 5 - 6 kg.

Năng lượng cần thiết cho mẹ bầu:  

Phụ nữ mang thai cần tăng thêm 50 – 450 kcal/ngày so với trước khi mang bầu, tăng trung bình : 350kcal để đạt khoảng 2350 kcal/ngày

  • Quý 1: thêm 50 kcal/ngày
  • Quý 2: thêm 250 kcal/ngày
  • Quý 3: thêm 450 kcal/ngày 
  • Cho bú: thêm 500 kcal/ ngày

Những điểm lưu ý trong chế độ ăn uống của mẹ bầu 

  • Ăn đa dạng và đủ lượng thức ăn: không nên chỉ ăn một vài loại thức ăn vì dễ gây thiếu dinh dưỡng cho cả bạn và thai nhi. Bữa ăn cần đa dạng với nhiều loại thực phẩm khác nhau. 
  • Ăn nhạt ít muối, ít đường: Ăn nhiều muối có nguy cơ dẫn đến hội chứng tăng huyết áp thai kỳ hay phù. Ăn nhiều đường có nguy cơ dẫn đến đái đường thai kỳ.
  • Ăn nhiều rau và trái cây: Hãy ăn nhiều rau mỗi ngày để tránh táo bón. Các loại quả là thứ bạn cũng nên ăn nhiều, tuy nhiên cần lưu ý hạn chế những loại hoa quả ngọt. 
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất: là rất cần thiết vì hậu quả của thiếu vi chất khá trầm trọng
20231003_Ft9eyo7W.png
dinh_duong_khi_mang_thai
  • Không nên dùng các loại đồ uống chứa chất kích thích như rượu, cà phê, nước chè đặc...
  • Không hút thuốc lá, kể cả hút thuốc là thụ động (hít phải khói thuốc) khi mang thai.
  • Giảm ăn các loại gia vị cay như ớt, hạt tiêu, tỏi.
Bình luận
Facebook Tiktok