Nhận Biết Dấu Hiệu Sớm Của Chuyển Dạ

Triệu chứng trước chuyển dạ

Triệu chứng trước khi chuyển dạ là một phần quan trọng của quá trình chuẩn bị cho việc sinh con. Trong giai đoạn tiền chuyển dạ, cơ thể của mẹ trải qua nhiều thay đổi sinh lý để sẵn sàng cho sự kiện quan trọng này. Dưới đây là một số triệu chứng và dấu hiệu mà bạn có thể gặp:

  • Tụt bụng: Thai nhi bắt đầu di chuyển vào khung chậu, thường xảy ra từ 2-4 tuần trước chuyển dạ. Điều này giúp chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.
  • Áp lực tại vùng chậu và trực tràng: Đau bên dưới bụng hoặc đau vùng háng là triệu chứng phổ biến và có thể xuất hiện ở ba tháng giữa và ba tháng cuối thai kỳ. Có thể có đau thắt lưng kéo dài.
  • Sụt cân hoặc không tăng cân: Trong tháng thứ chín, bạn có thể trải qua sự tăng cân chậm dần và thậm chí sụt cân một chút (khoảng từ 1-1,5 kg) khi cận kề ngày chuyển dạ.
  • Thay đổi mức năng lượng: Một số phụ nữ cảm thấy kiệt sức đến tháng thứ chín, trong khi những người khác có động lực mãnh liệt để làm việc như dọn dẹp nhà cửa và tủ quần áo, liên quan đến "bản năng làm mẹ."
  • Thay đổi dịch tiết âm đạo: Dịch âm đạo có thể tăng cường và trở nên đặc hơn.
  • Bung nút nhầy cổ tử cung: Cổ tử cung bắt đầu mở và mỏng hơn, nút nhầy cổ tử cung có thể bong ra và thậm chí đi ra khỏi âm đạo trong 1-2 tuần trước khi cơn chuyển dạ diễn ra hoặc ngay trước khi bắt đầu chuyển dạ.
  • Ra máu báo: Khi cổ tử cung mở rộng và nút nhầy bong ra, có thể xuất hiện ra máu báo. Điều này có thể xảy ra trong vòng 24 giờ hoặc vài ngày trước khi chuyển dạ.
  • Tăng tần suất cơn co thắt Braxton-Hicks: Các cơn co thắt này có thể trở nên thường xuyên hơn và mạnh mẽ hơn.
  • Tiêu chảy: Một số phụ nữ có thể trải qua tiêu chảy trước khi chuyển dạ.

Hãy lưu ý rằng không phải tất cả phụ nữ trải qua tất cả các triệu chứng này, và một số triệu chứng có thể không xảy ra cho tất cả người mang thai. 

Phân biệt chuyển giả giả và chuyển dạ thật 

Các triệu chứng chuyển dạ giả

Các triệu chứng chuyển dạ thật

  • Cơn chuyển dạ sẽ không bắt đầu nếu: Các cơn co thắt không diễn ra thường xuyên và không tăng dần. Các cơn co thắt thật sẽ không diễn ra quá đều đặn nhưng chúng sẽ tăng dần và diễn ra thường xuyên hơn theo thời gian.
  • Cơn co thắt giảm đi nếu bạn đi loanh quanh hoặc thay đổi vị trí (mặc dù đôi khi trong một số trường hợp những dấu hiệu này có thể cho thấy cơn co thắt thật diễn ra sớm).
  • Ra máu báo nâu (nếu có): Đây thường là kết quả của việc thăm khám bên trong hoặc quan hệ tình dục trong vòng 48 giờ. 
  • Thai nhi di chuyển rất mạnh, kèm theo các cơn co thắt. 
  • Các cơn co liên tiếp diễn ra: Các cơn co thắt sẽ diễn ra thường xuyên hơn trong một khoảng thời gian, sau đó biến mất, sau đó lại xuất hiện và lại biến mất. Tình trạng này có thể diễn ra trong vòng vài ngày.

Bạn nên nhớ rằng, chuyển dạ giả không phải vô nghĩa, kể cả khi bạn đã phải vào viện sau đó lại trở về nhà. Chuyển dạ giả là cách cơ thể chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ thật, và khi quá trình chuyển dạ thật diễn ra, cơ thể bạn đã sẵn sàng.

Không ai biết được yếu tố nào thực sự sẽ gây ra chuyển dạ. Chuyển dạ được cho là do sự phối hợp của nhiều yếu tố. Quá trình này thường sẽ bắt đầu từ thai nhi, bộ não của thai nhi sẽ gửi đi các thông điệp để kích hoạt phản ứng của chuỗi các hormone trong cơ thể mẹ. Sự thay đổi các hormone này sẽ kích hoạt prostaglandin và oxytocin hoạt động, gây ra các cơn co thắt và  chuyển dạ.

Các cơn co thắt trong thời kỳ trước chuyển dạ sẽ được thay thế bằng các cơn co thắt của cơn chuyển dạ thật nếu thấy:

  • Các cơn co thắt mạnh hơn, thay vì giảm đi và sẽ không giảm đi kể cả khi bạn thay đổi tư thế. Các cơn co thắt diễn ra thường xuyên hơn, đau hơn. Thông thường các cơn co sau sẽ không kéo dài và không đau hơn cơn đau trước (mỗi cơn thường kéo dài từ 30-70 giây), nhưng nếu cơn đau sau làm bạn đau hơn cơn đau trước thì đó là khi cơn chuyển dạ đã bắt đầu. Tần suất của các cơn đau cũng thường sẽ rất đều đặn, nhưng khi chuyển dạ thật, tần suất các cơn đau sẽ tăng dần.
  • Các cơn co sớm có cảm giác như đau bụng hoặc đau bụng kinh: Đau chỉ diễn ra ở vùng bụng dưới hoặc vùng thắt lưng và bụng, có thể lan xuống cả chân (đặc biệt là ở vùng đùi trên). Tuy nhiên, vị trí đau không phải là đặc trưng của cơn chuyển dạ thật vì cơn chuyển dạ giả cũng có thể khiến bạn bị đau ở các vị trí đó.
  • Có đến 15% số trường hợp tình trạng vỡ ối sẽ diễn ra ngay trước khi cơn chuyển dạ bắt đầu. Nhưng với những người khác, vỡ ối sẽ xảy ra trong quá trình chuyển dạ hoặc bác sĩ sẽ tác động để màng ối vỡ ra.

Khi nào nên gọi bác sĩ?

Bác sĩ sẽ nói rằng bạn nên gọi họ khi bạn bắt đầu chuyển dạ (khi các cơn co cách nhau 5-7 phút). Nhưng bạn đừng đợi cho đến khi cơn chuyển dạ diễn ra đúng như vậy, bởi đôi khi, mọi việc sẽ không diễn ra đúng như “kịch bản”.

Nếu bạn không chắc chắn rằng mình đang chuyển dạ nhưng cơn đau trở nên thường xuyên hơn, bạn vẫn nên gọi bác sĩ. Thông qua việc gọi điện, bác sĩ có thể vẫn đoán được bạn đang chuyển dạ thật hay không qua giọng nói của bạn cũng như qua việc bạn miêu tả cơn đau (trừ khi bạn giả vờ gọi điện và cố tỏ ra không đau đớn). Đừng ngại làm phiền bác sĩ, kể cả khi đó là vào lúc nửa đêm và bạn cũng không cần xấu hổ nếu xác định nhầm cơn chuyển dạ bởi vì không phải chỉ riêng một mình bạn bị như vậy. Luôn luôn gọi bác sĩ ngay khi các cơn co tăng dần, khi bạn ra máu báo, khi bạn vỡ ối, khi bạn vỡ ối kèm theo dịch màu xanh, khi bạn cảm thấy có thứ gì đó trượt qua cổ tử cung hoặc âm đạo sau khi vỡ ối, kể cả khi còn một tuần nữa mới đến ngày dự sinh của bạn.

Bình luận
Facebook Tiktok